Để xóa bỏ đi sự ngột ngạt bức bối nơi thành phố với những ngôi nhà ống mọc san sát nhau thì giải pháp tối ưu nhất thời điểm hiện tại đó là giếng trời (ô thông tầng).
Để phát huy hết ưu điểm mà nó mang lại đòi hỏi phải có sự tính toán và thiết kế chính xác.
1.Giếng trời nhà phố là gì?
- Là khoảng không gian được thiết kế đứng thông các tầng trong nhà để lấy sáng và thoát khí.
- Trong những ngôi nhà hiện đại giếng trời là không gian không thể thiếu làm cho ngôi nhà trở nên thông thoáng mát mẻ hơn.
Cầu tạo của Giếng trời
- Đáy giếng: là không gian ở trần trệt thường được trang trí cây cảnh tiểu vườn.
- Thân giếng: là phần không gian đi qua các tầng trên của ngôi nhà.
- Phần đỉnh: gồm có phần kính và khung che chắn giúp lấy sáng và đón gió.
Không gian đọc sách dưới giếng trời
2.Vị trí đặt giếng trời nhà phố?
Giếng trời với tác dụng tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho ngồi nhà từ trên cao nên chúng ta phải rất lưu ý vị trí của nó.
Đối với các công trình nhà phố, lô đất hình ống bị che chắn hai bên bởi các căn nhà phố, thì giếng trời là phần không thể thiếu. Vị trí lắp đặt của giếng trời cũng cần đặt hợp lý để tối ưu công dụng của nó. Các vị trí thông dụng đặt giếng trời nhà phố:
- Phía giữa nhà, đối diện với ô cầu thang.
- Phía giữa nhà, chính giữa ô cầu thang.
- Đằng sau nhà.
- Vị trí giữa bếp và phòng khách.
Giếng trời giữa nhà, đối diện ô cầu thang
Giếng trời giữa bếp và phòng khách
Giếng trời sau nhà
3.Kích thước giếng trời
Theo kiến thức và kinh nghiệm thiết kế giếng trời của 9X Design kích thước giếng trời thông thường cho nhà phố khoảng từ 4-6m². Trong ngôi nhà nên dành ra 5-10% diện tích sàn để cho giếng trời. Đây là diện tích đã được tính toán hợp lý và tạo sự thông thoáng hài hòa với ánh sáng trong nhà.
Giếng trời giữa nhà
4.Giải pháp tối ưu
- Mái che: khi thiết kế giếng trời điều quan trọng nhất cần lưu ý là phần che chắn cho nó. Để tránh bị tạt mưa hay trộm cắp lợi dụng thì giải phát hữu hiệu nhất là sử dụng kính chắn.
- Kính: về kính chắn chúng ta nên sử dụng loại kính cường lực 2 lớp để có sức chịu đựng tốt với nhiệt độ, độ ẩm biến đổi bên ngoài tránh nứt, vỡ gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
- Khung thép: khi lắp đặt kính cường lực sẽ không thể kết nối trực tiếp với bê tông mà cần phải sử dụng phần liên kết thứ ba chủ yếu sẽ là thép vừa có khả năng thoát gió và chống tạt mưa tốt. Khung thép có thể tạo hoa văn để tăng thêm phần thẩm mỹ khi có nắng chiếu vào
- Hướng: nên để bề mặt tường có ô thông gió ở hướng đông và hướng tây để có thể lưu thông gió tốt hơn. Luồng khí sẽ lưu thông tốt trong nhà mà không bị quầng.
Mô hình lưu thông khí trong nhà
Bài viết trên đã lưu ý cho bạn về kinh nghiệm chọn vị trí của giếng trời trong nhà ống và giải phát thông gió chống mưa tạt. Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết về kinh nghiệm xây dựng hơn ở bên dưới.